Header Ads

test

Dùng lửa thử đá - có nên không?

[DÙNG LỬA ĐỂ KIỂM TRA ĐÁ QUÝ - ĐÚNG HAY SAI?]– Đốt đá có kiểm tra được thật giả hay không?

Mọi người vẫn thường hay nhầm tưởng rằng, đốt đá bằng lửa có thể kiểm định hàng thật hàng giả. Nhưng thực sự chỉ kiểm tra được là nhựa hay không, nó có thể là thủy tinh, là đá bình thường, được nhuộm và xử lý.


Thật vậy!
Đốt đá không không kiểm tra được đá thật đá giả mà chỉ biết được thứ đá ta đốt có phải bằng các loại polymer (nhựa tổng hợp) hay không. Thu Phương sẽ nói cho các bạn biết :
– Tại sao?
Nếu viên “đá” bị chảy ra thì khẳng định ngay”bằng nhựa”, còn viên “đá” không chảy hoặc không có than thì cũng chưa chắc là đá vì các lọai đá giả hiện nay hầu hết là có gốc từ thủy tinh nên không thể cháy hay chảy được khi đốt bình thường, còn khi đốt trong lò kỹ thuật cao vài nghìn độ thì đá gì cũng chảy vì vậy không thể đốt để kiểm định đá thật hay giả mà chỉ biết được thứ ta đốt có là “nhựa” hay không, vậy thôi. Tức là phương pháp đốt thế này chính xác là kiểm định ‘Nhựa” chứ không phải kiểm định “đá”.

– Có nguy hại gì không?
Chắc chắn là có. Vì khi tăng hoặc giảm nhiệt nhanh thì do sự dãn nở khi tăng và co rút khi giảm nhiệt của đá sẽ tạo ra sức căng chênh lệch ở bên ngòai và bên trong viên đá sẽ làm viên đá bị nứt thậm chí là vỡ vụn.
Vậy nên các bạn đừng dại mà bật quẹt ga hay đèn khò mà xịt thẳng vào đá để thử. Các loại đá bán quý thì khả dĩ còn chấp nhận được, nếu là đá quý như emeral, ruby, saphire… thử kiểu này là sạt nghiệp. Các lọai đá trong công thức hóa học có ngậm nước như charoite, opal quý … thì kỵ lửa ví dụ opal quý có công thức SiO2n (H2O) chỉ cần nhiệt cỡ 100 độ thì mất vĩnh viễn hiệu ứng lóe màu do nước trong phân tử bốc hơi hết, coi như vứt mà opal quý thì đâu có rẻ chút nào phải không?

Không có nhận xét nào